Cào sò trên đầm Nha Phu: Cấm cũng như không

Mặc cho cơ quan chức năng ngăn cấm, người dân bức xúc, những chiếc ghe của người hành nghề cào sò hàng đêm vẫn... sáng đèn.

cào sò
Cảnh cào sò vào 5 giờ sáng

Nhộn nhịp cả đêm

22 giờ 30 phút, khu vực đầm Nha Phu thuộc thôn Lệ Cam, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa chìm trong tĩnh lặng. Nhưng chỉ vài phút sau, sự yên tĩnh đó nhanh chóng bị phá vỡ bởi tiếng động cơ mỗi lúc một dồn dập của những chiếc ghe cào sò. Ông Võ Thành Lộc, Trưởng thôn Lệ Cam cho biết, từ khoảng tháng 9-2014 đến nay, hoạt động cào sò diễn ra khá rầm rộ. Đối tượng hành nghề chủ yếu đến từ các thôn Ngọc Diêm (xã Ninh Ích) và Tân Thủy (xã Ninh Lộc). Các ghe cào sò hoạt động từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Có đêm có đến 30, 40 ghe quần thảo trên đầm, ồn ào như một đại công trường.

Theo quan sát của chúng tôi, ghe cào sò có nhiều loại từ nhỏ đến lớn, kéo theo sau những khung cào hình trụ có chiều dài từ 1,2 - 1,4m. Khi khung cào được thả xuống, các răng cào cắm sâu xuống đáy đầm từ 2 - 3cm, cứ như thế ghe chạy đến đâu khung cào chạy tới đó, cuốn theo tất cả những gì có trong đầm, từ sò, ghẹ đến san hô... Mỗi đêm cào sò như vậy, nếu “trúng quả”, các đối tượng có thể kiếm từ 2 - 3 triệu đồng.

nhộn nhịp cào sò
Nhộn nhịp cào sò trên đầm Nha Phu

Bức xúc trước tình trạng trên, người dân thôn Lệ Cam đã nhiều lần trình báo lên chính quyền xã, các cơ quan chức năng, đồng thời tổ chức vây bắt nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thậm chí có trường hợp sau khi bị thu giữ phương tiện, các đối tượng cào sò đã thuê người đến phá hoại tài sản của người dân trong thôn vì “tội” tố cáo với cơ quan chức năng.

chiếc ghe
Chiếc ghe được cho là của gia đình ông Nguyễn Văn Thưởng đang ở thôn Tân Thủy, xã Ninh Lộc

Khó xử lý...

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thanh Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phú cho biết, xã đang gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng cào sò trên đầm Nha Phu. Nguyên nhân là do xã không có phương tiện, con người để ngăn chặn tình trạng này; xã cũng không đủ chức năng, thẩm quyền giải quyết nên khó xử lý. Hầu hết các trường hợp ghe cào sò bị bắt, lập biên bản là do người dân bức xúc, vây bắt rồi giao cho địa phương lập biên bản, sau đó bàn giao cho Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) xử lý. Tuy nhiên, với mức xử phạt như hiện nay (thu giữ công cụ cào sò, phạt hành chính từ 1,5 - 2 triệu đồng/trường hợp) không đủ sức răn đe nên các đối tượng tiếp tục vi phạm. Ông Lê Trọng Mai, Đội trưởng Đội Thanh tra số 3 Sở NN-PTNN cũng cho biết, hoạt động cào sò ở khu vực đầm Nha Phu thuộc thôn Lệ Cam nằm trong danh mục cấm. Tuy nhiên việc kiểm tra, ngăn chặn tình trạng này khá khó khăn do mỗi khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, các đối tượng liền chạy mất. Thời gian qua, đội đã xử lý 9 trường hợp vi phạm, hầu hết là do người dân bức xúc vây bắt rồi giao cho chính quyền xã.

dụng cụ cào sò
Dụng cụ cào sò của các đối tượng bị thu giữ tại UBND xã Ninh Phú

Chính vì chưa được xử lý triệt để nên hiện nay hoạt động cào sò theo kiểu tận diệt vẫn diễn ra trên đầm Nha Phu, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống người dân địa phương. Và sau mỗi đêm quần thảo trên đầm, đến sáng hôm sau mặt nước đầm không còn trong như bình thường mà thay vào đó là màu đục ngầu của lớp bùn non bị khuấy lên.

Báo Khánh Hòa, 17/06/2015
Đăng ngày 19/06/2015
P.V

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 11:19 21/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Vai trò của công nghệ lạnh đông thủy sản trong xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào GDP và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Cá đông lạnh
• 13:58 27/05/2024

Những ứng dụng của astaxanthin: Sinh sản

Astaxanthin (AX), một sắc tố ketocarotenoid màu đỏ cam có hoạt tính chống oxy hóa vượt trội, đã được chứng minh là có khả năng hấp thụ gốc oxy cao nhất so với các carotenoid khác (Nakagawa và cs., 2011; Merhan 2017). Ngoài ra, các chất bổ sung chức năng từ các nguồn tự nhiên có thể được coi là tác nhân an toàn để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và ngăn ngừa tác nhân gây căng thẳng môi trường ở cá nuôi, động vật giáp xác và sau đó là con người (Fletcher 1997; Gatlin và cs., 2007; Nakano và cs., 2018).

Astaxanthin
• 13:58 27/05/2024

Giải pháp kỹ thuật ứng phó trong điều kiện thời tiết bất thường

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật. Kết quả Quan trắc vùng nuôi tiềm ẩn mầm bệnh, kết hợp với các yếu tố bất lợi của môi trường do thời tiết nắng nóng thì khả năng bùng phát dịch bệnh là rất cao.

Ao nuôi tôm có mái che
• 13:58 27/05/2024

Xử lý nuôi tôm ao đất nước bị đục

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc xử lý nước ao đục là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của các loài sinh vật nuôi. Nước ao đục không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng của tôm mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức kháng bệnh, gây tổn thương cho môi trường sống và làm giảm hiệu quả sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về các phương pháp hiệu quả nhất để xử lý nước ao nuôi khi gặp tình trạng đục.

Ao nuôi bị đục nước
• 13:58 27/05/2024

Bộ NN&PTNT phê duyệt 11 dự án khuyến ngư

Ngày 8/5/2024, Bộ NN&PTNT có Quyết định số 1298/QĐ-BNN-KN phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương, trong đó có 11 dự án khuyến ngư thực hiện từ năm 2025 -2027.

Mô hình nuôi tôm thẻ
• 13:58 27/05/2024
Some text some message..